Hiện nay, bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến hơn bởi nhiều lý do khác nhau. Người bệnh đã dần làm quen với cách điều trị cũng như cách thử tiểu đường tại nhà sao cho hợp lý. Nhưng liệu mọi người đã có những cách thử tiểu đường tại nhà đúng cách hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà?
Nếu thực hiện đúng việc kiểm tra đường huyết tại nhà, người bệnh không những ngừa khỏi nhiều biến chứng đái tháo đường mà xử trí kịp thời các tình huống khẩn của bệnh tiểu đường tạo nên như hạ đường huyết, tăng đường huyết,… Thói quen thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà giúp quản lý bệnh tiểu đường tốt hơn:
- Kế hoạch theo dõi và kiểm soát tình trạng tiểu đường đang ở mức nào.
- Tập thể dục cùng thức ăn đã ảnh hưởng nhiều đến mức đường trong máu. Bạn có nên đổi món mới hoặc giữ chế độ ăn như cũ.
- Những vấn đề về lo lắng và stress ảnh hưởng đối với căn bệnh tiểu đường thế nào.
- Thuốc tiểu đường hoạt động có tốt trên cơ thể hay không? Có cần thiết phải báo cáo bác sĩ điều chỉnh liều thuốc?
- Nắm được thời điểm lượng đường trong máu quá cao hay quá thấp mỗi ngày.

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà
Cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo đường huyết và các bước thực hiện.
Cách thử tiểu đường tại nhà với sự trợ giúp của máy cũng là phương pháp mà được mọi người lựa chọn khá nhiều, nhưng bạn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Để sử dụng, bạn làm theo những cách sau:
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng bằng dung dịch rửa tay hoặc cồn. Lưu ý, bạn nên rửa tay khô trước khi đi qua bước này
Bước 2: Lấy kim thử từ lọ chứa que ra, đặt que vào máy thử
Bước 3: Lắp kim rút máu vào cây bút, tiếp đó bạn chỉnh chiều rộng, sâu của kim sao cho phù hợp với da của bạn
Bước 4: Bấm mũi bút vào ngón tay và nặn máu. Lưu ý khi ấn bạn phải buông lỏng ngón tay cho không bị đau
Bước 5: Khi kim đã cắm vào tay, bạn nặn ra máu và cho máu vào que thử
Bước 6: Trong khi chờ đợi kết quả, bạn dùng khăn ướt hay bông gòn xoa vào ngón tay cho cầm máu và lau khô làm sạch
Kết quả sẽ hiện qua một vài giây, bạn cần ghi cẩn thận để thuận tiện trong quá trình quan sát. Các dụng cụ đo đạc cũng cần lau chùi sạch sẽ trước khi cất giữ, bảo quản
Cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo đường huyết sẽ giúp bạn thấy kết quả nhanh, nhưng cần phải làm đúng cách mới ra kết quả chính xác. Bởi vậy tốt nhất là bạn nên lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tiểu đường tại nhà nếu có điều kiện.

Tần suất thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà cho bệnh nhân đái tháo đường.
Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến cáo nên tiến hành cách thử tiểu đường tại nhà với tần suất và thời gian thích hợp. Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc dùng thuốc tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên đo nồng độ glucose trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cần thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà nếu là một trong các trường hợp sau:
- Bệnh tiểu đường loại 1: thử tiểu đường ít nhất 3 lần/ngày
- Bệnh tiểu đường loại 2: kiểm tra trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau bữa ăn 1-2 giờ; trước khi đi vệ sinh nếu phát hiện có hạ đường huyết.

Cách thử đường huyết tại nhà có thể thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?
Thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà giúp kiểm tra lượng đường trong máu của người bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, việc làm này không thay thế các xét nghiệm tại bệnh viện.
Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo lịch khám hoặc các xét nghiệm của bác sỹ. Điều này nhằm đánh giá khả năng quản lý bệnh nhân tiểu đường của thầy thuốc. Hơn nữa, căn cứ trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ cho lời khuyến cáo về việc làm xét nghiệm tại nhà và chỉ số đường huyết người bệnh phải có được.
Ngoài ra, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng tiểu đường nào dưới đây, người bệnh nên đến bệnh viện và làm những xét nghiệm sau:
- Cảm thấy cực kỳ khát
- Thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải
- Cảm thấy cực kỳ đói, ngay cả khi vừa mới ăn uống xong
- Mắt nhìn mờ hơn và mờ dần theo thời gian
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Vết thương khó lành
- Những người có nhiều yếu tố nguy cơ cao nên cân nhắc đi khám bệnh tiểu đường kể cả khi không thấy các triệu chứng. Nhóm người này bao gồm:
- Người thân mắc bệnh đái tháo đường.
- Người mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, lượng mỡ bão hòa cao (phát hiện bằng xét nghiệm máu) .
- Người dư cân, béo phì do ăn nhiều loại bột, đường và mỡ.
- Phụ nữ có tiền sử bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiểu đường thai kỳ. Nếu là giới tính nữ nhưng có tiền sử dính vào những vấn đề sức khoẻ khác thì cũng sẽ có khả năng bị tiểu đường và cần làm xét nghiệm.
- Người có tình trạng lượng đường trong máu cao hoặc có triệu chứng kháng hay chống lại insulin.
- Người hay rơi vào tình trạng mệt mỏi, lười hoạt động. ..
- Người cùng chủng tộc hoặc dân tộc có nguy cơ bị tiểu đường cao, bao gồm: da đen (người Mỹ gốc Phi) , Latino, người Mỹ bản xứ, Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á.

Cần làm gì nếu phát hiện mắc tiểu đường khi thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà?
Sau khi thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà hay ở viện, nếu đã xác định bị tiểu đường tuýp 1, bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Bạn sẽ được cấp một bộ dụng cụ và cho phép tiến hành cách thử tiểu đường tại nhà.
Những người bị tiểu đường tuýp 2 cũng phải theo dõi lượng đường trong máu định kỳ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lịch khám chữa bệnh. Ngoài ra, người bị tiểu đường tuýp 2 cũng có thể cần theo dõi lượng insulin thường xuyên vì insulin đóng vai trò then chốt đối với việc làm cho glucose ổn định đến mức độ phù hợp.
Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nếu không theo dõi thường xuyên và duy trì nghiêm ngặt chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết thì bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó các biến chứng liên quan tới tim mạch là phổ biến.
Bởi vậy, việc xét nghiệm tiểu đường định kỳ rất quan trọng đối với quá trình phòng bệnh và chữa bệnh. Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh cần tái khám để xét nghiệm tiểu đường định kỳ và thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà đúng cách nhằm kịp thời phát hiện những thay đổi của các chỉ số đường huyết, qua đó có hướng điều trị thích hợp, hạn chế nguy hiểm về sau này.