Bệnh đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho cả thai nhi. Vậy chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm? Mẹ bầu cần làm gì để bảo vệ an toàn cho cả bản thân và bé yêu trong bụng? Mẹ bầu hãy đọc kỹ bài viết này để có câu trả lời chính xác nhé.

Khái niệm về tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ, thuộc một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 2-10% phụ nữ mang thai mắc căn bệnh này.
Đây là căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong quá trình mang thai. Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn mang thai và sẽ tự biến mất sau khi sinh.
Đối tương thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Trường hợp thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ khi:
Phụ nữ mang thai ngoài 30 tuổi
Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2
Tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Từng sinh con nặng hơn 4kg
Mẹ bầu thừa cân, béo phì giai đoạn trước và trong khi mang thai.
Các triệu chứng thường gặp
Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường rất khó phát hiện vì không có các triệu chứng lâm sàng. Hầu hết thai phụ phát hiện ra bệnh là do làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, các mẹ bầu có thể dựa vào một số biểu hiện đáng ngờ tiểu đường như sau:
Tần suất khát nước tăng lên, thường xuyên thức giấc ban đêm dậy uống nước;
Tần suất đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường;
Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, sụt cân không rõ lý do;
Vùng kín dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc điều trị không hiệu quả;
Các vết thương lâu lành nếu bị trầy xước.
Chỉ số đường huyết thai kỳ ở mức bình thường là bao nhiêu?
Có thể nói, “Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ?” luôn là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là các mẹ chuẩn bị hoặc đang mang thai. Theo Hiệp Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết, chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường là khi lượng glucose trong máu sản phụ ở mức như sau:

Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Đó là chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn. Vậy chỉ số như nào là bị tiểu đường thai kỳ? Theo các chuyên gia thì khi có 2 kết quả chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng hoặc hơn giới hạn trên, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Chỉ số đường huyết thai kỳ cao ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé
Các chuyên gia cho biết, chỉ số đường huyết khi mang thai cao có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3. Vì vậy, mẹ bầu cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó theo dõi và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Những biến chứng
Đối với mẹ bầu
Biến chứng tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần người bình thường.
Thai to và nặng cân, đa ối dễ khiến mẹ bị rối loạn tuần hoàn và hô hấp, chấn thương vùng lưng,…
Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.
Nguy cơ sinh mổ và biến chứng do phẫu thuật mổ lấy thai.
Nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
Đối với thai nhi
Sảy thai, thai chết lưu không rõ lý do.
Nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Trẻ sinh ra bị tụt canxi, hạ đường huyết, suy hô hấp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường di truyền.
Tỉ lệ tử vong sau sinh do thai quá to khó sinh, biến chứng tiểu đường thai kỳ tăng cao.
Trong suốt giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày, khám định kỳ là việc làm quan trọng không thể bỏ qua. Việc này giúp mẹ bầu nắm rõ sự phát triển của thai nhi, tầm soát các nguy cơ có thể xảy ra để có phương án xử lý phù hợp. Đặc biệt là khi bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi.
Như vậy, thông qua bài viết này, đã giải đáp cho các mẹ bầu biết được chỉ số đường huyết ở phụ nữ mang thai bao nhiêu là bình thường. Từ đó, các chị em sẽ có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi thật tốt, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm khác. Chúc các chị em luôn vui khỏe.
_____________________________________________________________
Các bài viết liên quan khác
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp