Glucose là từ ngữ được xuất phát từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “ngọt”. Đây là một loại đường có trong thực phẩm mà khi cơ thể dung nạp chuyển hóa thành năng lượng. Khi glucose đi qua dòng máu đến các tế bào, thì được gọi là đường trong máu.

Định nghĩa Glucose
Glucose còn được biết với tên khác là đường huyết, đây chính là chìa khóa để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Khi đạt mức tối ưu thì thường không được chú ý. Nhưng khi chúng lệch khỏi giới hạn được khuyến nghị, bạn sẽ nhận thấy những tác động bất thường lên các hoạt động hàng ngày của mình.
Giống như chất béo, glucose cũng là một nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể dưới dạng carbohydrate. Con người có thể nhận được glucose từ:

- Bánh mì và tinh bột nói chung
- Trái cây và rau củ
- Các sản phẩm từ sữa.
- Các loại bánh ngọt
Những thực phẩm này sẽ tạo ra năng lượng giúp chúng ta sống và sinh hoạt bình thường. Mặc dù glucose rất quan trọng, nhưng nếu nồng độ đường trong máu trong cơ thể vượt mức cho phép thì sẽ có rất nhiều tác động nghiêm trọng.
>>> Xem thêm về “Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ“
>>> Bạn nên quan tâm đến HbA1c
Quá trình hoạt động của glucose
Thông thường, cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Cụ thể là mỗi khi ăn, cơ thể sẽ ngay lập tức làm việc và enzyme bắt đầu quá trình phá vỡ glucose. Tuyến tụy sẽ giúp đỡ bằng cách sản xuất hormone insulin – một nhân tố không thể thiếu để đối phó với glucose. Nói cách khác, mỗi khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ điều khiển tuyến tụy tiết ra insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng.

Tuy nhiên, tuyến tụy của một số người có thể hoạt động sai cách và không thực hiện đúng nhiệm vụ phải làm. Bệnh tiểu đường xảy ra là khi tuyến tụy không sản xuất insulin theo như bình thường. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ như tiêm insulin) để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.
Một nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Khi đó gan không nhận ra insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp. Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng nhằm giúp kiểm soát đường và sản sinh glucose khi cần thiết.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin sẽ làm giải phóng các axit béo tự do từ nơi dự trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketoacidosis. Ketones – chất thải được tạo ra khi gan phân hủy chất béo, có thể gây độc với số lượng lớn.
Các biến chứng nguy hiểm nếu đường trong máu tăng cao
Nếu lượng đường huyết không được kiểm soát, có thể dẫn đến một loạt hậu quả lâu dài, bao gồm:
- Các vấn đề liên quan đến thần kinh
- Bệnh tim
- Thị lực giảm sút, thậm chí còn mù lòa
- Da bị nhiễm trùng
- Các vấn đề về khớp và tứ chi, đặc biệt là bàn chân.
- Mất nước trầm trọng
- Nặng nhất là hôn mê
Các biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA): Tình trạng nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu (hay còn gọi là acid máu). Có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh trong một thời gian dài hoặc thậm chí tử vong.
- Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (HHS): Là một hội chứng làm tăng đường trong máu rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao.
Cũng như nhiều rối loạn y tế khác, các vấn đề về glucose sẽ dễ dàng được xử lý trước khi chuyển biến quá nghiêm trọng. Nồng độ đường trong máu khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng để cơ thể luôn hoạt động tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết đối với người bình thường.
Tuy nhiên những bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức glucose phù hợp. Do đó họ cần tuân thủ liệu trình điều trị và theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu hàng ngày để tránh nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.
___________________________________________________________
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tiểu đường
- Tìm hiểu thêm về chỉ số tiểu đường
- Chia sẻ thêm về hba1c
- Đọc và hiểu thêm về huyết áp người già
- Như thế nào là glucose
- Xem thêm chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
- Xem thêm về huyết áp bao nhiêu là bình thường
- Tìm hiểu thêm nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
- Hiểu thêm về nhịp tim và huyết áp