Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mạn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Việc kiểm tra lượng đường huyết sẽ giúp người dùng biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và có những biện pháp xử lý kịp thời. Vậy chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn?
Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Giá trị đường huyết bình thường dao động:
▪️90 – 130mg/dl (5 – 7,2mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
▪️Dưới 180mg/dl (10mmol/l) ở thời điểm sau ăn 1 – 2 giờ.
▪️100 – 150mg/dl (6 – 8,3mmol/l) thời điểm trước khi đi ngủ.
Đo trị số đường huyết ở những khoảng thời gian này và đối chiếu với chỉ số trên để đánh giá tình trạng cơ thể, tuy nhiên để chẩn đoán bệnh đái thái đường cần phải theo tiêu chuẩn cụ thể.
Bảng thử đường huyết là gì?
Bảng thử đường huyết hay bảng tra cứu chỉ số đường huyết là bảng định lượng mức đường huyết lý tưởng của một người bao gồm những chỉ số bình thường hoặc bất thường để có thể dễ dàng xem xét và tra cứu tình trạng cơ thể hiện tại. Bảng thử đường huyết thường được các chuyên gia y tế đánh giá và đưa ra các mức cụ thể quy thành bảng và được sử dụng với độ chính xác cao các mức chỉ báo bình thường hay cảnh báo nguy hiểm.

Đây được xem là một công cụ quan trọng cùng với những máy thử đường huyết giúp con người theo dõi, chuẩn đoán và điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp. Bảng tra cứu chỉ số đường huyết được thể hiện vô cùng rõ ràng dưới nhiều dạng khác nhau và được hiển thị riêng từng màu riêng biệt với từng mức độ nguy hiểm và thời điểm đo đối với người bị bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết thay đổi
Chỉ số nồng độ glucose trong máu không ổn định là nguyên nhân của những biến chứng ở bệnh đái tháo đường. Do những thói quen ăn uống hay sinh hoạt của mỗi người. Nguyên nhân cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống: Chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng khi thay đổi giờ ăn, thức ăn và số lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Cần chú ý đến chỉ mức đường chứa trong thực phẩm có chỉ số đường thấp hơn 70 là tốt nhất. Ví dụ trong những loại như: đậu xanh, khoai lang, cà rốt, bún, bưởi, đào, cam…
- Chế độ tập luyện và lao động: Nếu bạn hoạt động cơ thể quá sức có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ. Hơn nữa, vận động mạnh còn làm tiêu hao nhiều năng lượng. Dẫn đến việc ăn nhiều hơn để bù đi phần năng lượng tiêu hao. Nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến bạn bị hạ đường huyết.
- Uống thuốc đái tháo đường: Việc tự ý uống thuốc điều trị bệnh đái đường hay dừng lại đột ngột mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Từ đó có thể dẫn đế những tác dụng phụ và làm chỉ số đường huyết tăng bật trở lại, gây những nguy hiểm cực lớn.
- Tâm lí bất ổn, stress hoặc bệnh lý kéo dài: là nguyên nhân đẩy mức đường trong máu lên cao và vượt quá ngưỡng an toàn.
- Mắc các bệnh lí khác như: Cảm cúm, đau dạ dày, viêm phổi, tiêu chảy…
- Uống nhiều rượu bia hoặc đang dùng thuốc: Người bệnh tránh xa các loại rượu bia vì nó là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao.
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Đường huyết gia tăng do nhiều yếu tố tạo thành tuy nhiên thông thường là do lối sống sinh hoạt thường ngày không lành mạnh dẫn đến tăng hoặc giảm huyết áp. Vậy, để duy trì chỉ số đường huyết cơ thể tốt nhất, dưới đây sẽ là một số phương pháp duy trì chỉ số đường huyết của cơ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống
– Cần nạp một lượng thức ăn vừa đủ với các chất dinh dưỡng khác nhau, hạn chế lượng carbohydrate từ tinh bột và những thực phẩm khác. Tuy nhiên, chỉ nên hạn chế chứ không nên bỏ hoàn toàn trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Uống đủ nước hoặc nhiều hơn thường ngày để giúp làm loãng máu, giảm lượng đường dư thừa.
– Bổ sung các loại đậu, các chất xơ từ vitamin và các thực phẩm khác như trái cây, rau củ, các loại hạt, ngũ cốc,…
– Ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, uống sữa để làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu.
Thay đổi lối sinh hoạt
– Ngủ đủ giấc, đúng giờ hạn chế ngủ muộn. Đảm bảo giấc ngủ chất lượng khoảng thời gian ngủ thường ngày nên là 8 giờ.
– Vận động thường xuyên bằng các môn thể thao hoặc các hoạt động vận động cơ thể đảm bảo tiêu hao lượng đường dư thường tích tụ trong máu. Việc tập luyện, vận động cơ thể còn giúp ích rất lớn đến tình trạng cơ thể đảm bảo hạn chế đường nhiều căn bệnh nguy hiểm, giảm căng thẳng, mệt mỏi thường ngày.
– Tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động lành mạnh để giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu.
– Ăn uống đúng giờ, đủ bữa.
Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên
Việc đo, kiểm tra lượng đường trong cơ thể vô cùng quan trọng, việc này giúp đảm bảo cho bản thân biết được lượng đường cơ thể đang ở mức bao nhiêu để từ đó đưa ra biện pháp kịp thời. Đo đường huyết bằng các loại máy đo tiểu đường sẽ cho kết quả vô cùng chính xác, bạn cần lấy chỉ số này đối chiếu với bảng thử đường huyết để biết tình trạng hiện tại.
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Theo đó, các bạn cần phải kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên. Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất phát hiện bệnh đái tháo đường. Chúc bạn có một sức khỏe tốt.
_________________________________________________________________
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp