Việc chọn lựa thực đơn, thức ăn tốt cho bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu trong từng giai đoạn thời kỳ mang thai. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giúp bé sinh ra khỏe mạnh, phát triển trí não tốt, hạn chế nhiều bệnh lý mãn tính không đáng có. Riêng đối với mẹ, tăng cường sức khỏe giúp mẹ có thể chịu đựng những thay đổi trong khoảng thời gian mang thai. Do đó, quá trình chọn lọc thực phẩm là rất quan trọng.

1. Nhu cầu dinh dưỡng cần có trong thai kỳ

Nhu cầu về chất dinh dưỡng và năng lượng cho bà bầu cao hơn nhiều so với lúc chưa mang thai.
- Năng lượng: Nhu cầu trung bình với người phụ nữ là 2 200 kcal/ngày. Tuy nhiên phụ nữ mang thai tăng thêm 360kcal/ngày trong 3 tháng đầu và 475 kcal/ngày trong 3 tháng cuối.
- Protein: Nhu cầu protein cho bà bầu trong khoảng thời gian này cần tối thiểu 60 gram mỗi ngày và chiếm khoảng 20 đến 25% lượng calo bạn nạp vào.
- Chất béo: nhu cầu chất béo cho bà bầu chiếm khoảng 25 đến 35% tùy thuộc vào mục tiêu dinh dưỡng của mẹ.
- Vitamin: vitamin D (5mcg/ngay), vitamin A (500mcg/ngày), vitamin B1 (1.4mg/ngày), folic (600mcg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày).
- Chất khoáng: sắt (tăng 15 đến 30 mg một ngày so với khi chưa mang thai), kẽm,…
2. Tổng hợp những thực phẩm tốt cho bà bầu
Sữa và các thực phẩm làm từ sữa

Trong quá trình mang thai, người mẹ nên bổ sung thêm canxi và protein để đáp ứng nhu cầu cho thai nhi phát triển. Sản phẩm sữa có chứa đến hai loại protein chất lượng cao là whey và casein. Ngoài ra, sữa còn được coi là nguồn canxi tốt nhất cùng với sự cung cấp lượng vitamin nhóm B, phốt pho, kẽm và magie cao.
Dòng cây họ đậu
Nhóm thực phẩm này bào gồm đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng, đậu xanh và đậu phộng. Họ đậu cung cấp lượng axit folic, sắt, chất xơ, protein và canxi tuyệt vời. Nhóm vitamin B trong đậu nắm vai trò quan trọng với sức khỏe của cả thai nhi và mẹ, đặc biệt là trong sự hình thành thai nhi 3 tháng đầu.
Nếu lượng folate không đủ cung cấp có thể khiến bé bị bệnh tật và nhiễm trùng. Hơn nữa, loại đậu có nhiều chất xơ kèm các chất khoáng khác như magie, kali, sắt.
Khoai lang
Khoai lang chứa tiền Vitamin A có nguồn gốc từ thực vật, khi cung cấp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A cần thiết cho cơ thể mẹ. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ được khuyên nên tăng lượng vitamin A lên 10 đến 40%. Nên tranh các loại vitamin A có nguồn gốc từ động vật vì nó có thể gây độc tính. Do đó, khoai lang là nguồn thực phẩm bổ sung beta carotene tuyệt vời.
Cá hồi
Trong cá hồi giàu chất acid béo omega-3 rất cần thiết cho cơ thể. Hầu hết các mẹ không cung cấp đủ lượng acid béo này trong khẩu phần ăn của mình. Chất DHA và EPA trong omega-3 tốt cho sự phát triển mắt và não của thai nhi, phần lớn chúng có trong hải sản. Theo như khuyến nghị trong một tuần phụ nữ mang thai nên ăn từ 2 đến 3 bữa cá để dạt được lượng acid béo nhất định và tăng nồng độ EPA,DHA trong máu.
Trứng

Chúng chứ hầu hết các dinh dưỡng mà cơ thể cần, vì một trái chứa 77kcal cũng như chất béo, protein, chất khoáng cà vitamin cao. Đây là các chất tốt cho sự duy trì và phát triển sức khỏe não bộ. lượng choline thấp dễ tăng nguy cơ dị tật và giảm chức năng não của thai nhi.
Bông cải xanh và một số loại rau có lá màu sẫm

Rau có màu sẫm như rau bina, cải xoăn,… và bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, chất xơ, vitamin K, canxi, vitamin A và kali. Hơn nữa, chúng chứa những hợp chất có nguồn gốc thực vật là nguồn thức ăn tốt cho bà bầu sẽ tăng cường hệ thống tiêu hóa và miễn dịch. Thêm vào đó, tiêu thụ loại rau này có tắc dụng ngăn ngừa táo bón.
Duy trì chế độ dinh dưỡng một cách khóa học, hợp lý để hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu sản phụ phát hiện dấu hiệu bất thường khi mang thai hãy đến ngay cơ sở gần nhất để thăm khám kịp thời nhé!
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài viết hay trái cây tốt cho bà bầu
Bạn nên xem thực đơn tốt cho bà bầu
Đừng bỏ lỡ thông tin tốt cho bà bầu
Nội dung đáng chú ý điều cần tránh với bà bầu
Bài viết hữu ích thực phẩm tốt cho bà bầu